Kết quả tìm kiếm cho "học tiếng Khmer"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 266
Mấy tháng nay, trong khuôn viên Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động (Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh) thường xuyên vang lên tiếng đọc phụ âm, nguyên âm, câu nói thông dụng trong tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer. Người học là đội ngũ cán bộ sĩ quan biên phòng, tuổi đời rất trẻ.
Sáng 11/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng 4 kỹ năng tiếng Khmer căn bản năm 2024.
Để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã tiến hành kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào DTTS Chăm, Khmer. Từ đó, khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Sâu trong ấp Phnom-Pi (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn), vẫn còn những phụ nữ khéo tay kiên trì với nghề làm cà ràng, dù giữa nhịp sống hiện đại, chúng đã bị “lép vế” trước bếp điện, bếp gas…
Thời gian qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, huyện Tri Tôn đã quan tâm triển khai nhiệm vụ với nhiều giải pháp có hiệu quả.
Trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer ở vùng Bảy Núi An Giang lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng. Trong đó, có phương pháp làm món bánh kà-tum – loại bánh mang ý nghĩa tốt đẹp, gửi gắm niềm mong cầu của đồng bào Khmer về cuộc sống đủ đầy.
Một niềm tự hào to lớn đã lan tỏa trong đất nước Việt Nam nói chung, tỉnh An Giang nói riêng, khi tối 4/12 (theo giờ Hà Nội), tại kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (diễn ra tại Cộng hòa Paraguay), UNESCO ghi danh di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Trong “tốp 50” điểm đến du lịch hấp dẫn TP. Hồ Chí Minh và ĐBSCL, Khu du lịch quốc gia Núi Sam (TP. Châu Đốc) góp mặt là điều dễ hiểu, bởi tầm ảnh hưởng, nổi tiếng của vùng đất này. Nơi ấy, có một biểu tượng tâm linh được người dân hết mực tôn kính: Bà Chúa Xứ núi Sam.
Món cốm dẹp âm thầm tồn tại giữa dòng chảy thời gian như hàng trăm loại bánh dân gian khác. Muốn nếm hương vị cốm dẹp để ôn lại chút ký ức tuổi thơ, chỉ cần ra chợ mua là có. Nhưng để được xem cảnh giã cốm, làm cốm bên bếp lửa bập bùng, thì phải đợi đúng dịp lễ của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer.
Mờ sáng, vùng Bảy Núi đang vào mùa lấy mật thốt nốt. Có mặt tại cánh “rừng” thốt nốt tại phường An Phú (TX. Tịnh Biên) mới thấy hết không khí tất bật của người leo và người chở thốt nốt về nấu thành những tán đường thơm ngon nức tiếng. Ngày nay, nghề nấu đường thốt nốt của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Những năm qua, các cấp, ngành của tỉnh An Giang đặc biệt quan tâm thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó, ngày càng củng cố niềm tin của bà con đối với Đảng, Nhà nước.
Với vị trí địa lý chiến lược, An Giang đang nổi lên như một điểm đến đầu tư hấp dẫn tại khu vực ĐBSCL. Tỉnh sở hữu nhiều lợi thế để phát triển bền vững, đặc biệt là tài nguyên du lịch (DL) phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ.